Hàng nghìn người trở lại miền Nam Lebanon trong sự bất an
Cập Nhật:2024-12-20 14:56    Lượt Xem:195

Hàng nghìn người trở lại miền Nam Lebanon trong sự bất an

go88 live thoa thuan ngung ban Lebanon anh 1

Israel đã tiến hành không kích mạnh mẽ vào thủ đô Beirut và khu vực phía Nam Lebanon trong cả ngày 26/11, khiến 42 người thiệt mạng, trước khi lệnh ngừng bắn bắt đầu lúc 4h sáng 27/11 (giờ địa phương). Trong khi đó, Hezbollah đã bắn rocket vào Israel, kích hoạt còi báo động không kích, theo Guardian.

Ngày 27/11, các tuyến đường cao tốc của Lebanon chật kín phương tiện chở đầy người dân và đồ đạc trở về miền Nam, bất chấp cảnh báo từ quân đội Israel rằng họ nên tránh xa khu vực khi lực lượng Israel vẫn còn hiện diện. Quân đội Lebanon cũng yêu cầu người dân di tản tránh xa các làng mạc và thị trấn gần biên giới.

Các đoàn xe quân sự của Lebanon được nhìn thấy di chuyển về phía nam khi quân đội thông báo sẽ triển khai lực lượng tại miền Nam Lebanon theo các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn.

“Quân đội đã bắt đầu củng cố sự hiện diện tại khu vực Nam Litani và mở rộng quyền kiểm soát của nhà nước dưới sự phối hợp với Lực lượng Lâm thời Liên Hợp Quốc tại Lebanon (UNIFIL)”, quân đội tuyên bố. “Trong bối cảnh này, các đơn vị quân sự liên quan đang di chuyển từ nhiều khu vực khác nhau tới khu vực Nam Litani, nơi họ sẽ đóng quân tại các địa điểm được chỉ định”.

Bất ổn

Các dấu hiệu cho thấy tình hình bất ổn vẫn tiếp diễn. Ngày 27/11, lực lượng Israel đã nổ súng vào một số xe ôtô cố gắng tiến vào khu vực mà Israel cho là vùng cấm. Hiện chưa rõ liệu có thương vong trong vụ việc này hay không. Trong bài phát biểu trên truyền hình tối 26/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẽ “đáp trả mạnh mẽ bất kỳ hành vi vi phạm nào”.

Quân đội Israel đã ban bố lệnh giới nghiêm tại miền Nam Lebanon từ 5h chiều 27/11 đến 7h sáng 28/11, cấm người dân phía bắc sông Litani tại Lebanon di chuyển xuống khu vực gần biên giới với Israel. Những người đang ở trong khu vực này phải ở nguyên tại chỗ, phát ngôn viên quân đội Israel Avichay Adraee, thông báo trên mạng xã hội.

“Chúng tôi không muốn gây hại cho các bạn, nhưng lực lượng của chúng tôi sẽ không ngần ngại đối đầu với bất kỳ hành động di chuyển trái phép nào trong khu vực này”, ông Adraee nói.

Trong khi đó, trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi lệnh ngừng bắn được công bố, Hezbollah không nhắc trực tiếp đến thỏa thuận ngừng bắn và tuyên bố sẽ tiếp tục kháng cự.

Lực lượng dân quân này cho biết các chiến binh của họ “vẫn được trang bị đầy đủ để đối phó với tham vọng và các cuộc tấn công từ Israel”. Lực lượng này sẽ giám sát việc Israel rút quân khỏi Lebanon “với ngón tay sẵn sàng trên cò súng”.

thoa thuan ngung ban Lebanon anh 2

Người dân Lebanon trở về nhà trong sự bất an sau lệnh ngừng bắn. Ảnh: Guardian.

Lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, được xem là bước phát triển quan trọng nhất nhằm xoa dịu cuộc xung đột đã khiến Trung Đông rung chuyển kể từ khi nhóm chiến binh Hamas của Palestine tấn công Israel vào ngày 7/10/2023. Thỏa thuận được phần lớn người dân Lebanon và Israel, vốn mệt mỏi vì xung đột, hoan nghênh.

Hezbollah bắt đầu tấn công Israel một ngày sau cuộc tấn công bất ngờ của đồng minh Hamas,Tại Hit Club về iphone và hai bên đã giao tranh trong suốt một năm trước khi Israel tăng cường chiến dịch không kích vào cuối tháng 9 và triển khai bộ binh. Thỏa thuận này không liên quan đến lệnh ngừng bắn tại Gaza - một yêu cầu trước đó của Hezbollah.

Thỏa thuận rút quân kéo dài 60 ngày, trong đó Israel sẽ rút khỏi miền Nam Lebanon và Hezbollah sẽ di chuyển lực lượng cùng vũ khí hạng nặng về phía bắc sông Litani, cách biên giới khoảng 25 km, nhằm hướng tới chấm dứt vĩnh viễn 14 tháng xung đột. Hoạt động này sẽ được giám sát bởi một cơ chế do Mỹ lãnh đạo và làm trung gian xử lý các hành vi vi phạm.

Giằng co

Như dự đoán, cả Hezbollah và Israel đều đang cố gắng khẳng định mình là bên chiến thắng khi bạo lực chấm dứt. Tuy nhiên, nhóm vũ trang Hezbollah đã chịu tổn thất nặng nề nhất kể từ khi được thành lập để chống lại sự chiếm đóng của Israel ở Lebanon vào những năm 1980 - phần lớn ban lãnh đạo của nhóm đã bị tiêu diệt, và các mạng lưới liên lạc cùng giao thức an ninh của họ đã bị phá vỡ.

Chưa rõ bao nhiêu khí tài hạng nặng và cơ sở hạ tầng quân sự đã bị phá hủy, song việc nhóm này không thể gây ra thiệt hại đáng kể nào bằng các cuộc tấn công tên lửa vào Israel cho thấy khả năng quân sự của họ đã bị suy yếu nghiêm trọng.

Hezbollah, tổ chức có tham gia vào hệ thống chính trị của Lebanon nhưng bị nhiều quốc gia phương Tây coi là tổ chức khủng bố, đã tham gia vào các cuộc đàm phán ngừng bắn thông qua trung gian, song họ chưa chính thức bình luận về thỏa thuận này.

Tuy nhiên, đối với những người ủng hộ Hezbollah, việc nhóm này vẫn tồn tại đã được coi là một chiến thắng. Lễ ăn mừng trên đường phố với cờ vàng - xanh đặc trưng của nhóm và tiếng còi xe diễn ra khắp miền Nam Beirut vào ngày 27/11, kèm theo tiếng súng bắn ăn mừng vang lên ở một số khu vực.

Iran, đồng minh của Hezbollah, đã hoan nghênh việc chấm dứt sự hiện diện quân sự của Israel tại Lebanon vào sáng 27/11. Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei nhấn mạnh “sự ủng hộ kiên định” của Iran đối với chính phủ, nhân dân và lực lượng kháng chiến của Lebanon.

thoa thuan ngung ban Lebanon anh 3

Một tòa nhà bị phá huỷ ở Tyre, Lebanon. Ảnh: Reuters.

Tại Israel, thỏa thuận ngừng bắn nhận được phản ứng trái chiều hơn. Tối 26/11, Thủ tướng Netanyahu cho biết ông đã phê duyệt thỏa thuận này sau khi nội các của ông thông qua, bất chấp sự phản đối từ các đồng minh cực hữu. Quân đội Israel sẽ tận dụng khoảng thời gian tạm nghỉ này sau hơn một năm chiến đấu tại Gaza và Lebanon.

Tuy nhiên, phe cánh hữu và cư dân miền Bắc Israel - nơi khoảng 60.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa từ đầu xung đột - lại chỉ trích thỏa thuận. Hàng chục người tụ tập bên ngoài trụ sở quân đội Israel tại Tel Aviv vào tối 26/11 để phản đối lệnh ngừng bắn, gây ách tắc giao thông trên một tuyến đường cao tốc.

Hiện chưa rõ bao nhiêu người Israel bị di dời đang lên kế hoạch trở về. Ông Gabby Neeman, thị trưởng thị trấn Shlomi ở miền bắc, nói với đài phát thanh quân đội Israel rằng không có cư dân nào dự định quay lại và ông tin rằng chiến sự sẽ tái diễn.

“Tất cả những gì chúng tôi thấy đều cho thấy rằng vòng xung đột tiếp theo đang ở phía trước, dù là một tháng, hai tháng hay mười năm nữa”, ông nói.

Thỏa thuận tại Lebanon sẽ không có tác động trực tiếp đến chiến sự ở Gaza, nơi các nỗ lực của Mỹ nhằm làm trung gian cho lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas liên tục thất bại. Trong đêm 27/11, các cuộc không kích của Israel vào hai trường học được dùng làm nơi trú ẩn ở thành phố Gaza đã khiến 11 người thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em, theo thông tin từ quan chức bệnh viện. Israel cho biết một trong những cuộc tấn công nhắm vào một tay bắn tỉa của Hamas và cuộc còn lại nhắm vào các tay súng ẩn náu trong khu dân cư.

Qatar, bên trung gian quan trọng giữa Israel và Hamas, đầu tháng này tuyên bố sẽ ngừng vai trò của mình cho đến khi cả hai bên thể hiện “sự sẵn sàng và nghiêm túc” trong các cuộc đàm phán.

Khi công bố lệnh ngừng bắn tại Lebanon vào tối 26/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chính quyền của ông sẽ thúc đẩy việc nối lại các cuộc đàm phán ngừng bắn tại Gaza, song việc tách rời hai mặt trận này có khả năng sẽ củng cố vị thế của Israel tại Palestine.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...





Powered by go88 live @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365建站 © 2013-2024