Viếng mộ người thân dịp cuối năm tại nghĩa trang Gò Dưa (TP Thủ Đức) - Ảnh: L.Đ.L.
Trong nếp nghĩ của nhiều người, lo mồ mả cho ông bà cha mẹ yên, đẹp là một cách báo hiếu khi người thân khuất núi.
ThS văn hóa học NGUYỄN HIẾU TÍN - phụ trách bộ môn du lịch Trường ĐH Tôn Đức Thắng, một người nhiều năm nghiên cứu văn hóa - chia sẻ với Tuổi Trẻ về ý niệm lo mồ yên mả đẹp cho ông bà, cha mẹ trong văn hóa Việt:
- Vào mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, người Việt có tục tảo mộ. Trong những ngày này, ông bà cha mẹ thường dẫn con cháu đi giẫy mả, quét dọn sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho khang trang sạch sẽ.
Qua đó giới thiệu cho con cháu biết đây là mồ mả của người có vai vế thế nào trong họ, cũng là dịp tưởng nhớ ông bà cha mẹ… Vì thế, ở góc độ nào đó cũng là trách nhiệm của người con chăm lo cho cha mẹ ông bà đã mất, là một phần của nghĩa cử báo hiếu.
Giá trị cao nhất của chữ hiếu là sự hình thành nhân cách, trau dồi phẩm hạnh, rèn luyện tài năng ý chí, giáo dục lý tưởng, hướng đến chân thiện mỹ. Hiểu như vậy, việc báo hiếu cha mẹ không là bổn phận, ngược lại là một phúc lành.ThS NGUYỄN HIẾU TÍNXây mộ to mới là báo hiếu?* Tuy nhiên, có những gia đình, dòng họ "chạy đua" trong việc lập mộ cho ông bà, tổ tiên để biểu thị lòng hiếu...
jili winfordhttps://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/800/471584752817336320/2025/1/5/hieu-tin-17360451389621317160169.jpg 800w, Plot777 downloadhttps://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1200/471584752817336320/2025/1/5/hieu-tin-17360451389621317160169.jpg 1200w" id="img_800194097911136256" w="1256" h="1367" alt="Hiếu ân không cần 'phông bạt' - Ảnh 2." title="" rel="lightbox" photoid="800194097911136256" data-original="https://cdn.tuoitre.vn/471584752817336320/2025/1/5/hieu-tin-17360451389621317160169.jpg" type="photo" style="max-width:100%;" width="1256" height="1367" loading="lazy">
ThS NGUYỄN HIẾU TÍN
- Tục tảo mộ vốn được xem là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Người Việt tin rằng, GO88 slot login register khi năm mới đến, CG777 app tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, Crickex sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân.
Đó là điều đáng trân quý. Tuy nhiên, có thực tế không ít người đã chi tiền tỉ vào xây những khu lăng mộ khang trang, thậm chí nhiều gia đình, dòng họ đã "nhảy" vào cuộc đua lăng mộ hoành tráng nhằm thể hiện đẳng cấp của sự giàu có và thành đạt.
Thậm chí mồ mả tổ tiên, người thân đối với một số người xem như thước đo biểu thị chữ hiếu của con cháu nơi dương thế đối với người đã khuất.
Trong xu thế này, nhiều người chọn cách mai táng người thân ở những vị trí đất đắc địa như cách thể hiện độ giàu có của mình, trở thành cuộc "chạy đua" theo thời thế. Nhưng ở khía cạnh nào đó, xây mộ lớn hoành tráng chỉ đáp ứng được về mặt vật chất mà không thỏa mãn mặt tinh thần.
Việc thờ phụng ông bà tổ tiên với người Việt là thể hiện tinh thần biết ơn đối với những người đã khuất bằng một tình cảm, thái độ chân thành, không vụ lợi.
Bởi lẽ người quá cố không cần rực rỡ hào nhoáng, không cần mâm cao cỗ đầy. Con cháu một lòng tưởng nhớ, mời người quá cố về nhà đón Tết sum họp với sự thành kính là sự báo hiếu có ý nghĩa với người đã khuất.
Do vậy, đành rằng xây mồ mả là để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, nhưng cũng tùy gia cảnh.
Thiết nghĩ khi cha mẹ còn sống thì đói ăn thiếu uống, khi xuôi tay nhắm mắt rồi con cái có xây mộ lớn cũng bằng thừa, đám giỗ đãi cả làng cũng bằng không vì cha mẹ đâu còn sống nữa mà hưởng.
Nếu thật sự có cái gọi là thế giới bên kia thì hẳn họ sẽ chẳng vui khi chúng ta đua nhau xây mồ xây mả, và hẳn sẽ đau lòng hơn với những cử chỉ, hành vi bề ngoài, không chân thật.
Điều quan trọng việc thực hành nghi lễ, tưởng nhớ người mất cần được thực hiện đầy hiểu biết, sự thành kính, đức từ ái và hiệu quả về cả hai phương diện văn hóa và tâm linh.
Không biến việc hiếu ân trở thành cuộc phô diễn* Theo ông, báo hiếu như thế nào cho hợp đạo lý, hợp tình, không biến việc hiếu ân trở thành cuộc thị uy, phô diễn?
- Người xưa có câu "Hiếu xuất vu thiện", nghĩa là hiếu đạo từ thiện tâm mà ra. Ý nghĩa luân lý cơ bản của hiếu là "phụng dưỡng cha mẹ", cũng có nghĩa là ý thức, hành vi của con cháu đối với cha mẹ. Bản chất của thực hành hiếu là ái - kính - trung - thuận. Đó là ái tâm - kính ý - trung đức - thuận hành.
Theo đó, yêu (ái) sinh ra từ tình thương cha mẹ một cách tự nhiên; kính sinh ra từ lễ nghĩa, luân lý của dòng họ. Sự cống hiến và thể hiện của yêu là đức trung thành. Trung tâm và thực hành của kính là sự hòa thuận.
Do vậy, giá trị cao nhất của chữ hiếu là sự hình thành nhân cách, trau dồi phẩm hạnh, rèn luyện tài năng ý chí, giáo dục lý tưởng, hướng đến chân thiện mỹ. Hiểu như vậy, việc báo hiếu cha mẹ không là bổn phận, ngược lại là một phúc lành.
Báo hiếu cha mẹ (bản chất) là một đặc ân, xem như là một sự thụ hưởng hạnh phúc. Vì đơn giản hạnh phúc là mình được phụng dưỡng, được đền ơn cha mẹ. Với chân giá trị đó, điều tốt đẹp mà người có hiếu thật sự nên làm là làm thật nhiều điều tốt với hành động thiện lành, chân tâm và từ ái.
Thiết nghĩ với lòng chân ái đó sẽ giảm bớt những "vai diễn" thị uy, tỏ ra mình có hiếu đạo. Bởi lẽ bản chất của hiếu là những hành động tốt, thành lối sống chuẩn mực đang diễn ra thường hằng một cách tự nhiên, không màu mè hào nhoáng đến mức ta không nhận ra đó là hành động báo hiếu.