Lẩu bò "nghĩa địa" nức tiếng TPHCM, khách đến ăn không được uống rượu bia (Video: Cẩm Tiên).
Quán lẩu bình dân có tên rùng rợnQuán lẩu bò "nghĩa địa" không có bảng hiệu này tồn tại đã nhiều năm, thu hút đông thực khách. Mới hơn 18h, nơi này đã kín chỗ.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, bà Đoàn Thị Thu (SN 1970) - gia đình chủ quán - cho biết, quán vốn có tên là "Lẩu bò bình dân" nhưng do nằm cạnh một nghĩa địa nhỏ, nên quán thuờng được khách gọi là lẩu bò "nghĩa địa".
Quán lẩu bò "nghĩa địa" đông đúc vào ban đêm (Ảnh: Mộc Khải).
Bà Thu khẳng định cái tên rùng rợn này chỉ là cách gọi truyền miệng của khách, không liên quan gì đến tính chất của món lẩu bò.
"Khu nghĩa địa mà mọi người nhắc là nơi yên nghỉ của những người thân trong một gia đình, không phải nghĩa trang lớn. Ấy thế mà bây giờ lên mạng, tìm tên lẩu bò "nghĩa địa" mới ra, còn tìm tên thật của quán không ra nữa", bà Thu cười nói.
Chủ quán cũng cho biết nhờ cái tên đặc biệt này, khách hiếu kỳ tìm đến quán lẩu của gia đình bà nhiều hơn. Về sau, bảng hiệu của quán cũng không còn cần thiết nên được dỡ bỏ.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, con hẻm đi vào quán lẩu bò "nghĩa địa" khá sáng sủa với nhà dân san sát, không gây sợ hãi như tên quán. Khu mộ cũng được bao bọc bằng hàng rào. Xe máy của khách đến ăn lẩu được xếp cạnh hàng rào, do nhân viên quán trông coi.
Bà Thu chuẩn bị phần ăn cho khách tại căn bếp nhỏ của quán (Ảnh: Mộc Khải).
Rau ăn kèm ở quán tươi ngon, được bày biện sẵn trước khi mang ra cho khách (Ảnh: Mộc Khải).
Bà Thu cho biết thêm, quán lẩu bò này do chị của bà là bà Đoàn Thị Hoa (SN 1962) gây dựng. Ban đầu, quán chỉ là chiếc xe nhỏ bán lẩu ở đầu đường, về sau mới dời về bán tại nhà. Đến nay, quán đã tồn tại hơn 20 năm. Nhân viên phục vụ trong quán hầu hết là người thân trong gia đình.
Mỗi ngày, quán lẩu mở cửa từ 10h để bán cho khách mua mang đi. Đến 16h, quán mới phục vụ khách ngồi lại tại quán. Thông thường, đúng 21h, quán sẽ ngưng nhận khách.
"Con cháu trong nhà có người đi làm, Dự Đoán Kết Quả Xổ Số Bình Dương (XSBDI) Thứ 5 - Phần Mềm Thông Minh Giúp Dự Đoán Xổ Số Chính Xác có người đi học, Bạch Thảo Lên Núi Khủng 2 Ngày – Cuộc Phiêu Lưu Hấp Dẫn đến chiều mới tụ về phụ bán, Tìm Hiểu về Trang Ch Qq88 - Cổng Giải Trí Online Hàng Đầu thế nên 16h quán mới mở cửa", bà Thu nói.
Quán lẩu nói "không" bia rượuKhông gian quán thoáng mát, rộng rãi, được trang bị nhiều bàn inox và ghế nhựa. Khi khách đến ăn, quán sẽ bày một bếp than đã đỏ lửa lên bàn, rồi đặt lên đó một chiếc nồi gang dày chứa sẵn nước hầm xương cùng đầy ắp thịt bò, gân, sụn, khoai môn, đậu hủ...
Phần lẩu 160.000 đồng đầy ắp thịt, gân, sụn bò (Ảnh: Mộc Khải).
Nồi lẩu bán tại quán được làm nóng rồi mới đem ra đặt lên bếp than cho khách. Bếp than giữ độ nóng của thức ăn lâu hơn,90phut xem bóng đá giúp trải nghiệm ăn uống của thực khách tốt hơn.
Đúng với tên gọi vốn có, quán lẩu có giá khá bình dân. Lẩu bò chỉ có một mức giá 160.000 đồng, còn khách mua mang về sẽ có giá 200.000 đồng.
Lý giải về mức giá này, bà Thu cho biết: "Quán đong phần ăn bằng một cái tô. Một nồi lẩu ăn tại quán sẽ là một tô đầy thịt, gân, sụn, đậu hủ... Còn phần lẩu mang về sẽ là 2 tô đầy đủ các món. Khi mua về, khách sẽ lời hơn, vì quán không tốn các chi phí như than nấu lẩu, tiền công nhân viên".
Chủ quán cũng cho biết sở dĩ quán bán tại chỗ chỉ đong một tô, vì nồi nấu lẩu ở quán hơi nhỏ. Song, quán không đổi nồi lớn hơn vì bếp than ở quán cũng nhỏ. Ngoài lẩu, quán còn bán món gân bò xào, cũng với giá 160.000 đồng tại quán và 200.000 đồng khi mang về.
Quán còn có món gân bò xào được nhiều khách hàng yêu thích (Ảnh: Mộc Khải).
Bà Thu chia sẻ, mức giá 160.000 đồng/nồi lẩu bò chỉ mới được duy trì gần 2 năm qua. Trước đó, quán bán một nồi lẩu giá 150.000 đồng trong nhiều năm liền.
"Chúng tôi cũng chỉ tăng giá bán theo giá cả nguyên liệu, chứ không tăng nhiều. Quán nằm trên đất của gia đình, không tốn chi phí mặt bằng, nên chúng tôi muốn khách có những bữa ăn chất lượng, giá cả phải chăng", bà Thu nói.
Hằng ngày, gia đình bà Thu dậy từ 5h, nhận bò, rau, nguyên liệu từ đơn vị cung cấp rồi bắt tay vào sơ chế. Mỗi ngày, quán chuẩn bị khoảng 50-60kg thịt bò để phục vụ thực khách. Về phần nước lẩu, chỉ người thân trong gia đình mới nắm cách nấu vì đó là công thức riêng được bà Hoa nghiên cứu, ghi chép lại.
Bà Thu thông tin thêm, quán đông đúc nhất vào dịp cuối tuần. Những ngày này, khách ngồi chật kín quán, tràn ra tận lề đường. Quán bán gần 100 nồi lẩu trong một đêm, chưa tính số lượng bán mang về.
Quán lẩu bò "nghĩa địa" chỉ phục vụ các món ăn và trà đá, không bán rượu bia và các đồ uống có cồn (Ảnh: Mộc Khải).
Đặc biệt, quán không phục vụ rượu, bia, sản phẩm có cồn cho khách. Quy định này được quán đưa ra từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, rồi duy trì đến nay. Nhờ đó, không gian ăn uống ở quán trở nên thoải mái, yên tĩnh hơn.
"Nhờ quy tắc "không rượu bia", khách đến ăn uống vui vẻ hơn, mà nhân viên dọn quán cũng đỡ cực hơn", bà Thu nói.
Tin Tức