Hội chứng kiệt sức của Gen Z
Cập Nhật:2024-12-20 19:28 Lượt Xem:192
Khóc mỗi lần chạy deadline, sợ đi làm và cảm thấy mình vô dụng là những gì Khánh An, cô gái 24 tuổi trải qua khi bị hội chứng "burn out" (kiệt sức) hành hạ nhiều tháng qua.
Cô gái quê Vĩnh Phúc là nhân viên marketing của một công ty lớn ở Hà Nội được hơn một năm. Từ khi đi học đến khi đi làm, An luôn muốn trở thành người đứng đầu. Cô luôn đến cơ quan sớm nhất, hoàn thành deadline nhanh nhất và được đánh giá cao. Cô còn sẵn sàng làm thêm phần việc cho đồng nghiệp.
"Tôi nghĩ tuổi trẻ thì cần học hỏi, phấn đấu và chứng tỏ bản thân, đặt nền móng cho sự nghiệp", cô gái nói.
Từ giữa năm, khi khối lượng công việc tăng và các dự án phức tạp hơn, An bắt đầu gặp căng thẳng. Nhiều lần cô làm việc đến 2h sáng để xử lý những yêu cầu khó của khách hàng. Dự án cũ, dự án mới chồng lên nhau, dồn dập đổ về. Sự mệt mỏi kéo dài khiến An mất ngủ, không thể tập trung làm được việc vào buổi sáng, không còn động lực đi làm.
"Không biết bao lần tôi đã khóc rồi mới bắt đầu làm việc được", cô nói. "Dù thức hay ngủ, tôi luôn nơm nớp lo sếp hỏi tiến độ công việc. Cảm giác thất bại bủa vây".
Những áp lực ấy lan sang cả đời sống cá nhân. Một lần bạn trai chỉ tới muộn 5 phút, cô đã gắt gỏng. "Dạo này em khó tính bất thường", anh nhận xét. Đó là lúc Khánh An nhận ra mình đang có vấn đề.
Đi khám tại Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cô được chẩn đoán mắc burn out (cháy sạch) - một hiện tượng phổ biến trong thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z.
Một người trẻ phải điều trị sức khỏe tâm thần do các căng thẳng trong công việc, tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, tháng 11/2024. Ảnh: Phan Dương
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), burn out là hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc. Người mắc hội chứng này có các biểu hiện như sáng ngủ dậy không muốn đi làm, đến công sở vất vả lắm mới có thể bắt tay vào việc, dễ cáu, thấy mình kém cỏi, vô giá trị, ảnh hưởng đến khẩu vị, giấc ngủ.
Mặc dù không phải bệnh lý (khác với trầm cảm), việc WHO thêm burn out vào bảng phân loại bệnh có nghĩa là người mắc hội chứng này cần được trợ giúp bởi bác sĩ hay dịch vụ y tế.
Burn out ảnh hưởng đến người lao động ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt Gen Z. Một nghiên cứu toàn cầu của công ty nhân sự UKG tháng 10/2024 tiết lộ 83% nhân viên tuyến đầu (người trực tiếp làm việc với khách hàng) thuộc Gen Z bị kiệt sức. Trước đó, một cuộc khảo sát của web việc làm Indeed cho thấy, những người lao động thuộc thế hệ Millennials và Gen Z đang báo cáo tỷ lệ kiệt sức cao nhất, lần lượt là 59% và 58%.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Sơn Tùng, D oán X S Cn Th ngày 10 Viện Sức khỏe Tâm thần, bit88 club Bệnh viện Bạch Mai cho biết mỗi tháng có khoảng 8.000 người tới bệnh viện khám mắc các rối loạn tâm thần, bói tình yêu qua 2 cái tên tỷ lệ người trẻ (tuổi từ 18-35) chiếm khoảng 30%. Khá đông người bị mắc hội chứng burn out.
Theo ông Tùng, Gen Z có "bộ sưu tập" các tác nhân gây căng thẳng nhiều hơn các thế hệ trước. Sinh ra ở thời kỳ bùng nổ công nghệ, áp lực họ phải đối phó không chỉ với người trước mặt, mà với cả thế giới. Ví dụ thời xưa bắt nạt chỉ xảy ra khi học sinh đến trường; ngày nay bắt nạt xảy ra thường trực (cyber bully), khi chỉ cần một hình ảnh, tin nhắn là họ có thể bị tấn công trên mạng. Đem các hành trang đó vào môi trường công sở đã đặt áp lực ngày càng nhiều lên người trẻ.
Gen Z cũng lớn lên với rất nhiều áp lực phải đạt được thành tích cao, nhưng lại bắt đầu sự nghiệp trong bối cảnh hỗn loạn với sự thay đổi môi trường làm việc do đại dịch, sa thải, đóng băng tuyển dụng, mối đe dọa bị AI thay thế, đặc biệt mức thu nhập không cân xứng với chi phí ngày càng tăng.
Ra trường với mức lương khởi điểm 7 triệu đồng, Thu Huyền, một nhân viên truyền thông 24 tuổi, phải phấn đấu hết sức để tăng mức lương lên được chục triệu đồng. Nhưng đồng lương eo hẹp này không thể đủ cho cô gái còn phải hỗ trợ bố mẹ nuôi các em và tích cóp lo cho đám cưới. Cô nhận thêm việc làm đêm và cuối tuần.
Khối lượng công việc khổng lồ khiến cô làm việc 16 tiếng mỗi ngày, ngủ không đủ giấc và rơi vào trạng thái kiệt quệ. Nhiều ngày, mắt cô díu lại nhưng lại không thể ngủ.
"Mỗi sáng thức dậy, tôi buồn nôn. Trong đầu chỉ muốn nghỉ việc nhưng lý trí lại không cho phép,Go 88 nét" cô chia sẻ.
Đầu tháng 10, Huyền và bạn trai chia tay. Stress kéo dài, cộng thêm vấn đề tình cảm, khiến Huyền mất động lực làm việc, liên tục không hoàn thành KPI. Đúng đợt hết hợp đồng, cô bị sa thải.
"Tôi bị sốc không thở được. Tôi muốn nổ tung và đã nghĩ đến cái chết", cô kể.
Không bị áp lực về tiền nhưng Thế Vinh, 27 tuổi, cũng bị hội chứng kiệt sức. Vinh vốn là nhân viên xuất sắc nhiều năm liền. Nhưng năm nay, khi tình hình kinh doanh khó khăn, vị trí của anh bị lung lay. Hơn nữa, anh còn phải đối mặt với áp lực tăng thu nhập cho 15 nhân viên dưới quyền.
Kết quả, cơ thể anh như đình công, khắp người uể oải, đau mỏi toàn thân. Nhiều ngày, không có một giấc ngủ sâu.
"Có những hôm đi làm tôi cảm giác mình như một zombie (xác sống)", anh nói.
Hơn 100 người trẻ tham dự sự kiện "Ngày an lạc", để chữa lành các vấn đề sức khỏe tâm thần, tại Hà Nội cuối tháng 11/2024. Ảnh: Phan Dương
Tiến sĩ tâm lý Lê Nguyên Phương, chuyên gia tâm lý hơn 30 năm kinh nghiệm ở Việt Nam và Mỹ, cho biết burn out xuất phát từ kỳ vọng quá cao. Người trẻ thường có mong muốn thành công quá sớm, mà không lượng được sức khỏe thể chất và tinh thần. Đôi khi đó còn là sự hiểu lầm kỳ vọng của cấp trên trong môi trường công việc, mà tự gây áp lực cho bản thân.
Người lao động trẻ nên sớm nhận biết vấn đề của bản thân qua các dấu hiệu như trên, trước khi để quá nặng, cần phải can thiệp bằng thuốc.
Tiến sĩ Phương cho biết để thoát khỏi trạng thái này, việc đầu tiên cần làm là điều chỉnh nhận thức. "Con người không phải là carbon, không phải cứ chịu nhiều áp lực là thành kim cương. Rất nhiều trường hợp đã bị vỡ vụn chính từ những kỳ vọng tự áp đặt lên mình", chuyên gia nói.
Khi thay đổi được nhận thức, sẽ bắt đầu thay đổi hành vi. Việc cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi; thời gian cho gia đình và công sở, đặc biệt thời gian của xã hội và chính nội tâm là vô cùng cần thiết.
Đừng bao giờ đánh giá thấp thời gian dành riêng cho cá nhân mình, không bị phiền não, hoặc mang gánh các trách nhiệm. "Như một cỗ máy chạy cũng cần có lúc nghỉ ngơi. Giây phút nghỉ ngơi có thể 5 phút chỗ này, 10 phút chỗ kia vẫn đủ cho thể chất và tinh thần", chuyên gia nói.
Thứ ba là tự rèn luyện khả năng điều hòa cảm xúc bất an trong mình. Ai cũng nên học các biện pháp thư giãn để phục hồi, ví dụ yoga. Hay đơn giản việc đi tắm và ngáp thật nhiều cũng là thư giãn.
Tự điều hòa cảm xúc còn đạt được qua thiền tập, tập trung hoàn toàn chú tâm vào một đối tượng ví dụ âm thanh, ánh sáng, hay một điểm; hoặc thiền quán, tức lặng lẽ quan sát các biến chuyển của thanh tâm một cách rất cách ly, không bị các yếu tố đó cuốn theo, ảnh hưởng đến sự bình an của ta.
"Quan trọng nữa là cảm giác đồng điều hòa sẽ có được khi chúng ta ở cạnh những người thực sự đạt được sự bình an nội tâm", chuyên gia tâm lý nói.
Hiện Thu Huyền vẫn đang điều trị tại bệnh viện. Cô cho biết những ngày này chỉ tập trung điều trị cho khỏe, chưa dám nghĩ về tương lai công việc mờ mịt trước mắt.
Còn Thế Vinh, sau một thời gian điều trị ngoại trú và nghỉ ngơi, đã lấy lại cân bằng. Tuy nhiên áp lực công việc đến mức phải dùng thuốc tâm thần như tiếng chuông cảnh tỉnh cho Vinh sau 5 năm lao vào công việc mà không chú trọng sức khỏe.
"Suốt các năm qua, tôi đã chạy theo danh vọng mà bỏ bê bản thân. Giờ bị trả giá, tôi nhận ra không đáng chút nào", anh nói.
Riêng Khánh An, sau 20 ngày dùng thuốc tâm thần nhẹ, kết hợp nghỉ ngơi và thể thao đã lấy lại đam mê với công việc. Dù vậy, cô cho biết những tấm gương vất vả như thế nào ở độ tuổi 20, 30, để đạt được thành công và ổn định ở độ tuổi trung niên vẫn truyền cảm hứng cho cô.
"Burn out là không thể tránh khỏi trong môi trường công việc ngày nay, nhưng tôi đã học được cách không để nó điều khiển", cô gái trẻ nói.
Phan Dương